Cảm biến áp suất các lỗi thường gặp và cách khắc phục
Ứng dụng của cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất là một sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong dân dụng và công nghiệp. Loai đơn giản nhất mọi người thường gọi là rờ le áp suất, các loại hiện đại hơn gọi là cảm biền, sensor, đâu dò áp suất hay cảm biến, sersr, đầu dò áp lực . . .
Cơ chế hoạt động của cảm biến áp suất
Cảm biến áp suất hoạt động theo dạng chuyển tín hiệu áp suất của chất lỏng, chất khí trong bồn chứa, trong đường ống thành các tín hiệu dạng khác như tín hiệu ON-OFF thông qua relay, tín hiệu analog 1-5VDC, 0-12VDC, 4-20mA, truyền thông, . . . Các tín hiệu được đưa về đưa về PLC, Biến Tần để điều khiên động bơm, động cơ máy nén, máy thở, hệ HVAC, hệ thống xử lý khối bụi . . giúp quá trình điều khiển thiết bị và hệ thống được tự động hóa hoàn toàn.
Cách hoạt động tín hiệu áp suất sẽ tác động lên màn cảm biến và lực này sẽ tác động lên lò xo hoặc các thiết bị điện tủ bên trong cảm biến từ đó sẽ chuyển đôi ra các tín hiệu điện khác để chúng ta có thể lấy và điều khiển các thiết bị khác.
Chúng ta có thể phân ra các loại cảm biến áp suất tương đối, cảm biến áp suất tuyệt đối, và dạng cảm biến áp suất chênh áp. Và các loại này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống hàng ngày cũng như trong công nghiệp. . . .
Cảm biến áp suất thủy lực trong hệ thống máy thủy lực, bơm thủy lực, Áp suất nước trong hệ thống bơm điều áp, tưới tiêu, HVAC, Áp suất khí nén trong các máy nén buồn chứa khí trong bênh viện, nhà máy xí nghiệp sản xuất điều cần đến, áp suất gas trong các hệ thống phân phối gas, trong các bình gas của các nhà mày sử dụng lò đốt, chiết tách gas . . ., áp suất các chất lỏng khác như dầu nitor, chất chữa cháy, hệ thống phân phối hơi và kiểm soát hơi …
Các lỗi thường gặp và cách khắc phục với cảm biến áp suất.
1 Lỗi đấu sai điện áp do kỹ thuật chọn sai model cảm biến, đấu sai chân, đấu sai màu dây, cấp nguồn không đúng, mất tập trung khi thực hiện thao tác, đọc sai tài liệu. . .
Lỗi này thường gặp trong các tủ điện có nhiều nguồn điện cùng sử dụng, tủ quá cũ mất hết thông số, các chân domino không được đánh số, tủ điện đã thay đổi so với thiết kế, các phần ký hiệu không còn hoặc thông số ký không còn đọc được nữa
Cách xử lý kiển tra kỹ thông số kỹ thuật của sản phẩm trước khi lắp đặt.
Xem kỹ các sơ đồ dây chân kỹ hiệu trên tủ.
Sử dụng đồng hồ VOM đo lại các chân
Đọc lại bảng vẽ của tủ điện
Liên hệ với người quản lý, kỹ thật biết tủ điện chúng ta đang đấu nối,
Hỏi thêm thông tin từ người vận hành máy xem có sự khác thường nào đã xảy ra với tủ.
Trước khi mới cảm biến và thay thế phải chụp hình lại, ghi lại các thông số cần thiết, đánh dấu, ký hiệu lại các điểm chúng ta sẽ thao tác
2/ Chọn sai loại cảm biến
Thường do người chọn cảm biến không nắm hết các yêu cầu và yếu tố làm việc của hệ thống như nhiệt độ làm việc, loại môi chất cần đo, kiểu kết nối với đường ống, bồn chứa, loại tín hiệu đưa về thiết bị, dãy áp suất hoạt động, . . . chỉ cần có 1 yếu tố không đúng thì cảm biến sẽ hoạt động không hiệu quả hoặc không hoạt động được.
Lỗi này đa phần do người truyền đặt và người chọn sản phẩm không khai thác cũng như không cung cấp đầy đủ thông tin cho nhau. Do khảo sát không đầy đủ thông số và các chức năng hệ thông cần, không đọc bảng vẽ cũng như các yêu cầu được đề cập trên bảng vẽ.
Hướng xử lý: trước khi thực hiện chọn lựa sản phẩm cúng ta cần lập tra các tình huống có thể xảy ra ghi chú trước khi chúng ta đi khảo sát, trước khi chung ta kiểm tra xem xét các yêu cầu của hệ thống cũng như của bảng vẽ. Chúng ta liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ tư vấng sản phẩm phù hợp nhất . . .
Việc chọn cảm biến áp suất thường khó hơn chọn các loại cảm biến khác vì loại cảm biến này hoạt động trong các loại môi trường có tính đặc trưng riêng.
Ví dụ chúng ta chọn sai tín hiệu đưa về thiết bị bộ phận thu tín hiệu không xử lý được dẫn đến việc điều khiển sai hoặc không nhận được tín hiệu đưa về từ cảm biến
Chọn sai dãy áp suất thì quá trình điều khiển sẽ không được chính xác, hệ thống hoạt động không đạt hoặc làm hư hại cảm biến giảm tuổi thọ cảm biến. Ví dụ thường gặp như ta chỉ sử dụng áp thường xuyên là 1 bar nhưng chọn cảm biến là 10 bar, áp sài là 7bar có khi lên tới 10bar nhưng chỉ chọn cảm biến 7bar. . .
Chọn sai môi trường hoạt động lỗi này thường khi đã đưa vào sử dụng là cảm biến hư ngay lập tức làm chúng ta phải tốn chi phí sửa chữa, thay mới, tốn công tiền của, thời gian ngừng máy. Thường thấy chọn lỗi cảm biến đo áp suất khí để đo áp suất nước, chọn cảm biến đo áp suất nước để đo áp suất dầu . . . .
Cảm biến được chọn không đúng thiết kế, ví dụ hệ thống đường ống thiết kế kết nối xy phòng có ren 21mm nhưng chọn cảm biến có ren à 13mm, trong thiết kế có bộ phận tản nhiệt cho cảm biến nhưng khi chọn cảm biến lại không có phần này . . .
Thiết bị không được về sinh đúng cách cũng làm giảm tuổi thọ sản phẩm như cảm biến chênh áp có áp suất rất nhỏ nhưng khi về sinh ta lại dùng nguồn áp suất lớn để xịt vào nó làm hư lớp màn áp suất bên trong, cảm biến áp suất khí nhưng chúng ta lại sử dụng nước hoặc dầu để vệ sinh chúng. . .