Hướng dẫn chức năng chạy PID cho biến tần G100 của LS Với Tín Hiểu Tham Chiếu Trên Bàn Phím, Tín Hiệu Hồi Tiếp 4-20mA.

Cài chức năng chạy PID cho biến tần G100 của LS 

Hướng dẫn cài biến tần G100 hoạt động chức năng PID.

  Bước 1: Trả các thông số về ban đầu của nhà sản xuất:

- Vào hàm  dr93 cài lên 1(All Grp) và nhấn ENT 2 để lưu lại. Khi trả về mặc định nhà sản xuất tất cả các thông số đã cái trước đây sẽ bị xóa hết.

Ngoài ra chúng ta có thể cài từ 1~14 nếu chung ta không muốn xóa hết tất cả các thông số mà chúng ta chỉ xóa ở các nhóm hàm nhất định.

  Bước 2: Cho phép sử dụng chức năng PID

- Vào hàm  AP01 cài lên “2” chương trình hoạt động PID được mở và chúng ta có thể cài các thông số liên quan. Nếu cài 0 tín năng PID không hoạt động.

 Bước 3: Lựa chọn tín hiệu tham chiếu (đây là thông số mục tiêu biến tần sẽ thực hiện)

Vào hàm AP20 (PID reference source) chúng ta cài là “0” thông số tham chiếu được cài trên bàn phím của biến tần.

Ngoài ra chúng ta có thể cài các thông số khác cho tín hiệu tham chiếu này

0: tín hiệu tham chiếu được cái trên bàn phím hàm AP-19= % nhà sản xuất  mặc định là 50%.

1: tín hiệu tham chiếu là 0-10VDC nhận tại chân V1.

3: tín hiệu tham chiếu là 0-10VDC nhận từ biến trở trên màn hình.

4: tín hiệu tham chiếu là 4-20mA nhận từ chân I2

5: tín hiệu tham chiếu là RS485 nhận từ chân S+/S-

Lưu ý: Hàm tham chiếu AP20 đã chọn thì hàm AP21 không được chọn trùng.

 Bước 4: Lựa chọn tín hiệu hồi tiếp (đây là tín hiệu đưa về từ cảm biến đây già tín hiệu thực tế đo được đưa về biến tần )

Vào hàm AP21 (PID feedback source) chúng ta chọn là “3” thông số hồi tiếp đưa về từ cảm biến là 4-20mA.

Ngoài ra chúng ta có thể cài các thông số khác cho tín hiệu hồi tiếp này.
0: tín hiệu hồi tiếp là 0-10VDC nhận tại chân V1.

2: tín hiệu hồi tiếp là 0-10VDC nhận từ biến trở trên màn hình.

3: tín hiệu hồi tiếp là 4-20mA nhận từ chân I2

4: tín hiệu hồi tiếp chiếu là RS485 nhận từ chân S+/S-

  Bước 5: Cài đặt giá trị tham chiếu trên bàn phím khi cài AP20 là “0”

Vào hàm AP19 cài phần % tham chiếu mặc định 50%, chúng ta có thể cài -100~100%

- Bước 6: Cài đặt 3 thông số cơ bản của PID
Vào hàm AP22 cài khâu tỉ lệ mặc định nhà sx là “50%” chúng ta có thể cài 0~1000%

Cài hàm AP-22= 200, chúng ta có thể cài 0-1000s,  Khâu tỉ lệ : P càng lớn thì hệ thống đáp ứng nhanh nhưng hệ thống sẽ không ổn định. P càng nhỏ thi hệ thống đáp ứng chậm nhưng ổn định hơn.

Cài hàm AP23 =10, chúng ta có thể cài 0-200s. cài thông số cho khâu tích phân nhà sx mặc định là “10s”  I : Khâu tích phân: Thông số này cải thiện sai số xác lập, Chống nhiễu tần số cao

Cài hàm AP24=0, chúng ta có thể cài 0-1000ms, cài thông số cho khâu vi phân nhà sx mặc định là “0ms” . D :Khâu vi phân thông số này cải thiện đáp ứng quá độ rất nhạy với nhiễu tần số cao
 Thông thường chỉ cần để như mặc định nhà sx nếu không đạt yêu cầu chúng ta có thể cài 2 thông số P hoặc I , thông số D cài về 0.

Bước 7: Kiểm tra tín hiệu ngõ vào cảm biến,  thông số tham chiếu và % ngõ ra. (Các hàm này chỉ hiển thị)


- Vào hàm AP16 = % chúng ta sẽ kiển tra được phần trăm ngõ ra mà biến tần xuất cho động cơ hoạt động.

- Vào hàm AP17 = % chúng ta sẽ kiển tra được phần trăm tín hiệu tham chiếu (PID reference source)  đã cài đặt ở hàm AP19.

- Vào hàm AP18 = % chúng ta sẽ kiển tra được phần trăm tín hiệu hồi tiếp từ cảm biến (PID feedback source) .Nếu AP18 không thay đổi giá trị có thể cảm biến đang có vấn đề không đưa tín hiệu về biến tần.

Bước 8: Cài đặt giới hạn cho PID.
- Vào hàm AP29 = 50.00 : Giới hạn trên của PID mặc định 60.00Hz , có thể cài hàm AP30~300.0Hz .
Đây là giới hạn mà điều khiển PID không được vượt quá tốc này. ( luôn nhỏ hơn tần số max)
- Vào hàm AP30 = 20.00Hz : Giới hạn dưới của PID mặc định là -60.00Hz, có thể cài hàm -300.0Hz~AP29 .
Đây là giới hạn mà điều khiển PID không được thấp hơn (Thường tần số giới hạn dưới chúng ta cài khoảng 20.00Hz để trách chạy tần số quá thấp làm hư bơm.)

Bước 9: Hàm AP-32=100%  cài đặt tỉ lệ out PID cho ngõ ra 0~1000% nhà sx mặc định là 100%

Bước 10:Hàm AP-33 =0 (chức năng này không hoạt động) khi AP-33=1 biến tần sẽ hoạt động điều khiển dạng PID ngược, (ví dụ trong điều khiển làm mát khi nhiệt độ đưa về càng cao, biến tần cho quạt chạy càng nhanh.)

 

Bước 11: Cài Đặt Chức Năng Xử Lý Trước Khi Cho Biến Tần Hoạt Động PID. (Chúng ta có thể dùng chức năng này để cảnh báo hư cảm biến áp suất.)

Hàm AP-34 cài là 50Hz khi biến tần khởi động biến tần sẽ cho tăng tốc đến tần số tại AP-34 này nếu giá trị hồi tiếp của cảm biến đưa về thấp hơn giá tri cài đặt ham AP-35.

Hàm AP-35 cài từ 5-10% khi biến tần khởi động đạt tần số cài tại AP-34 nó sẽ kiểm tra giá hồi tiếp nếu vượt giá trị cài tài AP-35 nó sẽ thực hiện chạy theo PID.

Hàm AP-36 cài là 60S, thơi gian delay khi tần số biến tần đạt tần số cài đặt ở AP-34 nhưng giá trị hồi tiếp thì thấp hơn giá trị cài đặt ở hàm AP-35 biến tần sẽ tính thời gian delay ở hàm AP-36, nếu hết thời gian này giá trị hồi tiếp vẫn không đạt biến tần sẽ báo PID lỗi và dừng hoạt động. nếu vượt được giá trị ở AP-35 thì chương trình PID hoạt động bình thường.

Bước 12: Cài đặt chức năng ngũ, thức của biến tần khi chạy PID.

 

Hàm AP-37 Cài “0-9999(s)” chúng ta có thể cài 20(s) thời gian chờ trước khi ngũ.

Hàm AP-38= 40Hz  Cài “0- Tần số Max” chúng ta có thể cài từ 0-60Hz  tùy tưng đặt trưng của tải thực tế mà chúng ta cài  cho phù hợp. Khi bơm hoạt động  đã đạt yêu cầu theo giá trị tham chiếu (AP-19) và đầu ra không có người sử dụng, giá trị áp suất ngõ ra không thay đổi tần số sẽ giảm dần đến giá trí cài ở hàm AP-38 nó sẽ delay hết thời gian cài ở hàm AP-37 biến tần sẽ chuyển qua chế độ chờ hoạt động (Chế độ ngũ).

Hàm AP-39=45% nếu AP-19=50%. cài phần trăm thức 0~100% chúng ta phải cài % này nhỏ hơn % ở hàm AP-19.

Ví dụ hàm AP-19 chúng ta cài là 50%  và hàm AP-39 chúng ta cài là 45% thì khi áp đạt và duy trì ở 50% biến tần sẽ ngũ cho đến khi % cảm biến hồi tiếp giảm xuống còn 45% biến tần sẽ khởi động trở lại.

Bước 13 Chức năng PID openloop (Chuyển chức năng chạy PID Auto sang manual)

Hàm In-69 (Chân P5 trên biến tần) chúng ta cài là 23 (PID Openloop)

Khi chân P5 OFF biến tần sẽ hoạt động PID như bình thường. nêu chân P5 ON nó sẽ chuyển sang chay manual.

 Ví du: Chúng ta chạy chức năng manual bằng biến trở trên màn hình,

Ta vào hàng FRQ cài là 4. Khi đó P5 là ON tần số sẽ được chỉnh bằng biến trở bên màn hình do chúng ta tùy chỉnh. Khi chúng ta OFF chân P5 chức năng PID sẽ hoạt động lại.

Lưu Ý: Chị chức năng PID hoạt động trở lại chúng ta phải cho biến trở trên màn hình về vị trí min “0” thì PID mới hoạt động chính xác.

 

Nếu hoạt động PID thông thường chúng ta có thể cài theo các dong tô đỏ là PID có thể hoạt động tốt.