Xe Tự Hành AGV (IGR-LPA)
Xe Tự Hành AGV (IGR-LPA)
1. Các Bộ Phận Chính Của Xe Tự Hành (Robot AGV)
+ 1: Cổng USB: được dùng để kết nối với các USB để nạp các chương trình vào cho AGV.(Các USB này được nạp code chương trình từ phần mềm của hãng trên máy tính.
+ 2: Cầu chì (Fuse): Là thiết bị bảo vệ tự động tắt nguồn khi ngắn mạch, dòng điện (ampe) vượt mức cho phép.. .
+ 3: Công tắc nguồn: Dạng ON-OFF để tắt mở nguồn cho AGV. Khi bật ON đèn trên công tắc sẽ sáng.
+ 4: Pintle: Đây là bộ phận quan trọng của xe, là trục kết nối với các khung chở hàng (Trolley) để lấy hàng vận chuyển đến địa điểm trả hàng. Pintle có thể nâng lên hạ xuống theo chương trình tự động được lập trình hoặc nâng lên hạ xuống bằng tay bằng các nút trên màn hình HMI.
+5: Ắc quy: Cung cấp nguồn cho AGV hoạt động, tùy chọn loại bình 50AH hay 75AH. Trung bình tính từ lúc bình mới sạc đầy: loại 50AH có thể hoạt động từ 6h đến 12h, loại 75AH có thể hoạt động 8h đến 16h ( tùy môi trường, tốc độ và khối lượng hàng hóa mang theo khi di chuyển ).
+6: Cảm biến từ: Đây là 1 khối dài gồm có nhiều cảm biến tích hợp trên đó. Nó giúp AGV dò phát hiện line từ đưa tín hiệu về CPU xử lý để AGV luôn bám theo line từ và duy chuyển êm nhất có thể.
+7: Còi báo phát nhạc: Dùng để phát các âm thanh thông báo trạng thái của AGV. Có nhiều lựa chọn kiểu âm thanh và cường độ âm thanh giúp chúng ta có tùy chọn như ý muốn các trạng thái thông báo. Có thể thay đổi kiểu và cường độ âm thanh trên HMI.
+8: Cảm biến vùng (Laser Scanner): Cảm biến vùng này giúp AGV, cũng như con người và các thiết bị gần khu nó hoạt động được an toàn. Khi phát hiện vật cản nó sẽ đưa tín hiệu về CPU xử lý giúp AGV chạy chậm hay dừng lại. Ta có thể cài đặt được 15 vùng hoạt động tùy theo yêu cầu của từng nhà xưởng. ( Có thể kiểm tra, thay đổi và chọn vùng hoạt động của cảm biến trên HMI.)
+9: Bumper (cảm biến va chạm): Khi có 1 lực lớn hơn 10N tác động lên Bumper AGV sẽ dừng khẩn cấp, nó được đặt ở trước và sau xe AGV, khi tín hiệu dừng khẩn báo để xe AGV hoạt động lại ta phải nhấn nút Reset trên HMI.
+10: Nút khẩn cấp (Emergency): Đây là tín hiệu dừng khẩn cấp bằng tay ( được đặt trước và sau xe ) Khi tín hiệu dừng khẩn báo xe sẽ dừng và hú còi cho đến khi có người lại và xử lý, để xe AGV hoạt động lại ta phải mở khóa nút dừng khẩn và nhấn nút Reset trên HMI.
+11: Nút nhấn Start/Stop: Đây là nút cho phép và bắt đầu chạy Auto của Robot AGV, muốn AGV dừng ta nhấn nút này thêm lần nữa nó sẽ dừng. Nút này được tích hợp ở trước và sau xe. Để AGV chạy Auto thì chúng ta phải nạp chương trình và trên khu vực nó hoạt động thì các line từ phải sẵn sàng.
+12: Đèn tháp 2 tầng báo tín hiệu: Tùy theo tình trạng của AGV mà đèn sẽ báo xanh hay đỏ. Thông thường đèn xanh sẽ sáng liên tục khi AGV chạy và sáng nhấp nháy khi có lỗi lúc khởi động. Đèn đỏ sẽ sáng liên tục lúc dừng và sáng nhấp nháy khi có lỗi.
+13: Màn hình HMI: Các thông tin liên quan đến xe sẽ được hiển thị trên HMI, một số tính năng cài đặt, vận hành và kiểm tra xe cũng được thực hiện trên HMI này. . . Các Anh/Chị muốn biết thêm chị tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi.
+14: Bánh dẫn hướng: đây là bánh trước của AGV, nó có tác dụng dẫn hướng và chịu lực. Bánh dẫn hướng xoay được 360 độ, là loại bánh làm từ vật liệu có độ bám đường tốt, ít mài mòn,
+15: Ăng ten RFID: đây là thiết bị đọc các thẻ từ nhận nhiệm vụ thực hiện các lệnh hoạt động của Robot AGV. Nó được thiết kế ở gần bánh trên và bên trái của xe. Thiết kế được tính toán giúp xe AGV có thể dễ dàng đọc được các thẻ từ dưới nền trên đường line xe di chuyển.
+16: Cáp và Cọc Bình: khi bình trên xe hết chúng ta cần sạc bình bằng cách tháo ra và kết nối nó với máy sạc. Anh/Chị cần lưu ý kiểm tra cực dương (+) và âm (-) trước khi sạc.
+17: Hai bánh điều khiển: đây là phần động lực chính cung cấp mo-men kéo cho xe, cũng là phần điều khiển hướng và tốc độ của AGV, nó có di chuyển đồng tốc khi đi thẳng, rẽ trái hoặc phải theo tốc độ riêng của từng bánh hay một bánh dừng, một bánh chuyển động tùy từng trường hợp mà người lập trình sẽ đưa ra chương trình phù hợp. Đây là loại bánh làm từ vật liệu có độ bám đường tốt, ít mài mòn,
+19: Phần thẻ RFID: đây là loại thẻ thường được sử dụng trong các bãi gửi xe, các phòng khách sạn, thẻ nhân viên . . . Một hệ thống hay một thiết bị RFID được cấu tạo từ hai thành phần cơ bản không thể thiếu đó là thiết bị phát mã RFID thường hay được nhắc đến với cái tên thẻ RFID và phần thiết bị đọc. Thiết bị đọc này sẽ được gắn antenna phát sóng điện từ, thiết bị phát RFID sẽ được gắn với vật cần nhận dạng, mỗi thiết bị RFID tag chứa một mã số nhất định và không trùng nhau.
+20: Line từ: là một dạng dây bên trong thành phần vật liệu có từ tính được dùng để dán lên sàn, nó là đường dẫn để AGV di chuyển.