Hướng dẫn kiểm tra Khởi động mềm Chint NJR
KHỞI ĐỘNG MỀM CHO ĐỘNG CƠ 7,5 - 315KW |
||
Động cơ (KW) | Dòng định mức (A) | Mã |
7.5KW/11KW | 15A/22A | NJR2-7.5D/11D |
15KW/18.5KW | 29A/36A | NJR2-15D/18.5D |
22KW/30KW | 42A/57D | NJR2-22D/30D |
37KW | 70A | NJR2-37D |
45KW | 84A | NJR2-45D |
55KW | 103A | NJR2-55D |
75KW | 140A | NJR2-75D |
90KW | 167A | NJR2-90D |
110KW | 207A | NJR2-110D |
132KW | 248A | NJR2-132D |
160KW/185KW | 300A/349A | NJR2-160D/185D |
220KW | 404A | NJR2-220D |
250KW | 459A | NJR2-250D |
280KW | 514A | NJR2-280D |
315KW | 579A | NJR2-315D |
Hàm cài đặt NJR2-D
Phần 1: Các Hàm Cài Đặt Khởi Động Mềm Chint NJR2-D
Hàm F00 = 30% (30~70%), % điện áp khởi động thiết bị khi F11=1. (Khí giá trị càng lớn thì mô-men khởi động càn lớn. Hàm này chỉ có thể cài đặt được khi F11=1).
Hàm F01 = 16s (2-60S) cài thời gian tăng tốc động cơ, (Nếu thông số này cài ngắn thì thời gian khởi động càng nhanh.)
Hàm F02 = 0 (0-60S) cài thời gian giảm tốc cho động cơ, (Nếu thông số này là 0 động cơ sẽ dừng free run, Nếu thông số này khác 0 khi có lệnh dừng nó sẽ ngắt khởi động từ và điều khiển động cơ giảm dần, tuy nhiên không nên để dài quá, với tải bơm thường cài 2-4s.)
Lưu ý: Khi khởi động nhiều động cơ bằng 1 khởi động mềm chúng ta nên cài F02=0.
Hàm F03 = 0s (0~999s) thời gian chờ trước khi khởi động. (Động cơ sẽ khởi động sau thời giàn này).
Hàm F04 =0s (0~999s) thời gian chờ trước khi tiếp điểm K2 đóng lại.
Hàm F04 = 0s (0-999s) thời giam chờ trước khi khởi động lại hỗ trợ hàm F14.
Hàm F06 = 400% (50~500%) hàm giới hạn dòng điện khởi động motor. Khi động cơ khởi động dòng điện của động cơ sẽ tăng lên và nó sẽ giữ tại giới hạn này cho đến khi hết thời gian khởi động.
Hàm F07 = 100% (50-100%) Chức năng này dùng điều chỉnh % quá tải động cơ dựa trên ampe hàm F19. (Không nên thay đổi thông số này). (Nó sẽ hiển thị là ampe không phải % nếu hàm F08 chọn là 0 hoặc 2 )
Hàm F08 = 1 (0~3) hàm tùy chọn hiển thị là Ampe hay %.
Hàm F09 = 80% (60~90%) hàm bảo bệ thấp áp
Hàm F10 = 120% (100~130%) hàm bảo bệ quá áp
Hàm F11 = 1 (0~5) hàm chọn kiểu khởi động.
Nếu chọn là “0” (Current-limiting starting mode)
Bộ khởi động mềm sẽ khởi động theo dòng điện giới hạn tại hàm F06.
Bộ khởi động sẽ điều khiển để động cơ không được vượt giới hạn này. Khi tốc độ đạt yêu cầu sẽ chuyển bypass qua khởi và dòng điện sẽ giảm.(quá trình khởi động kết thúc)
Lưu ý: Chức năng này chỉ sử dụng cho các tải yêu cầu dòng khởi động cao.
Nếu chọn là “1” (Voltage ramp starting)
Điện áp khởi động sẽ nhanh chống đạt giá trị U1 trong giới hạn dùng điện nhỏ hơn 400%. Khi đạt điện áp U1 động cơ sẽ tăng tốc ổn định dần theo giá trị tăng của điện áp đến khi đạt điện áp Ue quá trình khởi động sẽ kết thúc và bypass qua khởi động từ.
Ứng dụng này phù hợp với tải cần khởi động êm, không yêu cầu dòng khởi động lớn.
Nếu chọn là “2/3” (Jump + current limiting starting/ Jump +voltage starting)
Chức năng này tương tự như 2 và 3 nhưng thêm phần kích điện áp khi bắt đầu khởi động.
Lưu ý: Trước khi cài chức năng này vui lòng cài trước với chức năng 1 hoặc 2 trước.
Khi cần thiết mới sử dụng chức năng nay (Thường áp dụng các tải có ma sát khởi động lớn).
Nếu chọn là “4” (Current ramp)
Như hình trên dòng điện sẽ tăng dần khi khởi động đến khi hoàn thành việc khởi động. (dòng khởi động sẽ dưới dòng điện giới hạn Ik ở F06)
Ứng dụng cho động cơ 2 cực với dòng khởi động tăng dần giúp động cơ khởi động mạnh mẽ,
F12 = 2 (0~4) Chọn cấp bảo vệ quá tải (Over L. Class).
0: Class 2, 1: Class 10A, 2: Class 10, (ứng dụng tiêu chuẩn); 3: Class 20 (cho nhiệm vụ nặng); 4: Class 30 (cho nhiệm vụ siêu nặng), Vui lòng tham khảo tài liệu khi cài chức năng này.
F13 = 0 (0~7) chọn kiểu điều khiển khởi động mềm (OPT.Mode):
Lưu ý: Khi nó được đặt ở 1 và 4, Nếu muốn điều khiển trên màn hình thì các chân điều khiển RUN, STOP và COM phải ở trạng thái thường đóng.
2) Nếu không cho phép dừng sự cố sau khi khởi động, hoặc không cho phép khởi động khi đang bảo trì, chỉ cần cài hàm F13 là 7, thì tất cả hoạt động khởi động hoặc dừng đều bị cấm.
F14 = 0 (0~9) Cài số lần khởi động lại khi quá trình vận hành bị lỗi, (Chỉ hoạt động sau khi tắt nguồn mở lại.)
Nếu cài là “0” thì khi có sự cố nó không khởi động lại giúp vận hành an toàn hơn.
Nếu cài khác “0” nó sẽ tự khởi động lại sau 60s, nếu F5 lơn hơn 60 giây nó sẽ khởi động theo giá trị ở hàm F5.
F15 = 0 (0~4) nếu là “0” tất cả các thông số có thể cài đặt được trừ thông số F15,
Là “1” tất cả các thông số có thể thay đổi được, trừ hàm F00 và F06.
Là “2” giúp bảo vệ mất cân bằng pha.
Là “3” giúp bảo vệ mất pha.
Là “4” giúp bảo vệ mất cân bằng pha và mất pha.
F16=1 (0~247) địa chỉ truyền thông
F17=0 (0~8) tùy chọn chức năng cho relay K2.
Là “0” Relay K2 sẽ hoạt động khi có tín hiệu đang hoạt động RUN.
Là “1” Relay K2 sẽ hoạt động khi bắt đầu khởi động.
Là “2” Relay K2 sẽ hoạt động khi Bypass đã thành công.
Là “3” Relay K2 sẽ hoạt động khi bộ khởi động mềm ở trạng thái STOP.
Là “4” Relay K2 sẽ hoạt động khi bộ khởi động mềm đã STOP.
Là “5” Relay K2 sẽ hoạt động khi bộ khởi động mềm đừng tức thì.
Là “6” Relay K2 sẽ hoạt động khi bộ khởi động mềm báo lỗi.
Là “7” Relay K2 sẽ hoạt động khi quá trình khởi động lại hoàn thành.
F18=100% (20~100%) Hàm giới hạn dòng điện khi dừng theo F02.
F19= 44A (4-1000A) Hàm cài dòng điện định mức động cơ (theo nameplate).
Ví dụ: nếu động cơ là 22KW thì tại F19 có thể cài 11~44A.